Page 556 - Địa chí Hà Đông
P. 556

PHẦN 4  VĂN HÓA - XÃ HỘI



              mình một loại vải thích hợp, tạo nên trang phục
              đa dạng, phù hợp với cuộc sống thường ngày.

                   Tỉnh  lỵ  Hà  Đông  xưa  là  một  đô  thị
              bên bờ sông Nhuệ. Nơi đây nhu cầu cuộc
              sống của người dân khá cao. Để đáp ứng

              nhu cầu về trang phục của người dân, thợ
              may ở Hà Đông phải rất khéo tay, thể hiện
              ở những kiểu áo quần, áo sang trọng. Người
              dân nơi đây có văn hóa mặc rất đặc trưng.
              Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo

              chứ không phô trương, lòe loẹt. Nét văn hóa
              đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả
              trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm

              bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời
              kỳ mở cửa. Mỗi thời kỳ lại có những trang
              phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo “mẫu
              số chung”: Đó là sự thanh lịch. Thời phong
                                                                 Ảnh 13.5. Ảnh 3 cô con gái của Tổng đốc Hoàng
              kiến, trang phục truyền thống phổ biến là áo    Trọng Phu trong trang phục áo dài (nguồn: Internet)
              tứ thân, áo năm thân, áo the. Đến thời Pháp
              thuộc,  bên  cạnh  trang  phục  truyền  thống,  đáo, hài hòa, sinh động và đẹp mắt phù hợp
              giới  công  chức,  nhà  giàu  bắt  đầu  mặc  đồ  với môi trường và hoàn cảnh sống.

              Tây. Hà Đông bắt đầu có những hiệu may              13.3.2. Trang phục lễ hội
              đồ Tây khá nổi tiếng.                                Ở Hà Đông, vào những dịp lễ hội truyền
                   Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, xuất  thống hay dịp Tết đến, xuân về, trang phục
              hiện khá phổ biến quần áo trang phục kaki bộ  người dân nơi đây lựa chọn nhìn cũng khá
              đội, nữ dung quần bằng vải lụa đen, áo may  cầu kỳ và phong phú, tạo nên một bức tranh

              bằng vải phin, vải non trắng; mùa đông thì  văn hóa đặc trưng.
              mặc áo kaki dài tay, áo len đan tay, áo bông;        Đối với trang phục nghi lễ: Trong các
              sử dụng dép cao su, dép nhựa quai hậu. Đến  lễ hội đầu năm, chủ lễ thường mặc áo lễ (áo

              những năm 1980, áo Natô, áo lông của Đức,  có nẹp đỏ dùng cho việc rước trong các lễ
              áo bay của Liên Xô; dép nhựa Tiền Phong,  hội truyền thống). Gam màu nâu được lựa
              dép “tông” khá thịnh hành ở Hà Đông.           chọn làm gam màu chính của trang phục,
                   Dưới tác động của xu hướng thời trang  áo được may cổ cao dài tay và được phối
              trong nước và quốc tế, người Hà Đông luôn  màu  vàng  theo  kiểu  lệch  vai,  được  may

              tìm  cho  mình  một  cung  cách  ăn  mặc  độc  kiểu dáng rộng và sử dụng đại vàng để buộc



              556       địa chí hà đông
   551   552   553   554   555   556   557   558   559   560   561