Page 9 - Địa chí Hà Đông
P. 9

LỜI GIỚI THIỆU





                                    LỜI GIỚI THIỆU





                               à Đông là quận nội thành, nằm ở phía Tây Nam Thủ đô Hà

                               Nội. Lịch sử thành lập vùng đất này với tư cách là đô thị tỉnh
           H  lỵ được đánh dấu bằng quyết định năm 1896 của Toàn quyền
            Pháp ở Đông Dương về việc chuyển lỵ sở tỉnh Hà Nội về khu đất làng Cầu Đơ,
            huyện Thanh Oai. Từ đó, qua nhiều lần tách nhập và đổi tên của các tỉnh, thị
            xã Hà Đông (một thời gian là thành phố Hà Đông) là đơn vị hành chính thuộc

            các tỉnh Hà Đông, Hà Tây, Hà Sơn Bình và thành phố Hà Nội. Ngày 8-5-2009,
            gần một năm sau khi tỉnh Hà Tây hợp nhất vào Thủ đô Hà Nội, Hà Đông trở
            thành một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội.

                Hà Đông nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu, kết nối khu vực trung tâm Thủ
            đô Hà Nội với khu vực phía Tây Nam của Thủ đô và các địa phương lân cận,
            kết nối khu vực đồng bằng với các địa phương miền núi Tây Bắc. Nơi đây
            chứa đựng nhiều tiềm năng về vật chất và tinh thần, truyền thống và hiện tại.
            Đây là vùng đất kết tụ tinh hoa văn hóa dân tộc và truyền thống cách mạng

            của địa phương. Những điều kiện thuận lợi đó là động lực để Hà Đông vươn
            mình phát triển trong lịch sử và tiếp tục quá trình bứt phá mạnh mẽ, toàn diện,
            cả về kinh tế và xã hội trong giai đoạn hiện nay.

                Vận động cùng với dòng chảy của lịch sử dân tộc là quá trình quần tụ cư
            dân, hình thành và phát triển địa giới hành chính của nhiều thế hệ người dân
            Hà Đông. Quá trình đó được phản ánh chân thực, sinh động trong nhiều tác
            phẩm nổi tiếng như “Đại Việt sử ký toàn thư” triều hậu Lê, “Lịch triều hiến
            chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”,

            “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn, “Địa dư các tỉnh
            Bắc kỳ” của Ngô Vi Liễn,... với những tư liệu quý về địa lý, lịch sử, kinh tế,
            chính trị, văn hóa, xã hội... Trong thời kỳ cận hiện đại, hoạt động đấu tranh

            giải phóng quê hương, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở Hà
            Đông tiếp tục được xuất hiện trong nhiều công trình nghiên cứu của các cơ
            quan khoa học, các học giả nổi tiếng cả trong và ngoài nước, trong đó có các
            cơ quan và các nhà khoa học hoạt động trực tiếp ở Hà Đông. Tuy nhiên, với
            cách tiếp cận và mục tiêu khoa học cụ thể nên các nghiên cứu này chỉ phản

            ánh được một hoặc một vài khía cạnh, trong một thời đoạn lịch sử cụ thể của




                                                                            địa chí hà đông             9
   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14