Page 14 - Địa chí Hà Đông
P. 14
LỜI NÓI ĐẦU
hợp với những phân tích khách quan, khoa học về địa lý - tự nhiên; sự phát triển dân
số và lao động trên địa bàn quận; khái quát địa lý hành chính các phường về lịch sử
hình thành, đặc điểm kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng. Những nghiên
cứu này hình thành bức tranh tổng thể về địa chất, địa hình, tiềm năng, khí hậu, tài
nguyên, đặc điểm kinh tế, xã hội, phong tục tập quán... vừa có tính tính đặc thù,
đồng thời cũng có những điểm tương đồng của Hà Đông so với những vùng lân cận.
Qua đó, vừa thấy được tiềm năng, thế mạnh của Hà Đông trong phát triển kinh tế
- xã hội, đồng thời cũng nhận thức được những khó khăn, hạn chế của địa phương.
- Phần 2: Lịch sử, gồm 5 chương được chia thành các thời kỳ: Vùng đất Hà
Đông thời tiền sử và dựng nước, Vùng đất Hà Đông từ thời kỳ Bắc thuộc đến cuối
thế kỷ XIX, Hà Đông từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945, Hà Đông từ 9-1945 đến
30-4-1975, Hà Đông từ năm 1975 đến năm 2020. Các chương này tập trung mô
tả quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Hà Đông qua các thời
kỳ lịch sử. Trong đó tập trung trình bày đậm nét quá trình ra đời và lãnh đạo cách
mạng của Đảng bộ Hà Đông trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp,
kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại, hội nhập cùng thủ đô, đẩy mạnh xây dựng đô thị theo hướng văn minh,
hiện đại (2008 - nay).
- Phần 3: Kinh tế, gồm 3 chương, với các nội dung: Kinh tế Hà Đông thời kỳ
trước đổi mới: khái quát về kinh tế truyền thống Hà Đông trước năm 1954, kinh
tế Hà Đông thời kỳ 1954-1986; Địa bạ và quản lý đất đai: khái quát tình hình
ruộng đất ở Hà Đông trước Cách mạng Tháng Tám, về các loại ruộng đất, về sở
hữu cũng như việc quản lý và sử dụng; Kinh tế Hà Đông thời kỳ đổi mới: đặc điểm
chung nền kinh tế thời kỳ đổi mới, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ và kinh tế đô thị.
Nội dung các chương tập trung mô tả sự hình thành các ngành kinh tế chủ yếu
của Hà Đông, từ ngành nông nghiệp truyền thống, đến ngành thủ công nghiệp truyền
thống với các làng nghề như: Làng dệt Vạn Phúc, Làng Dệt La Cả - La Dương - La
Khê, làng Mộc Thượng Mạo, làng rèn Đa Sĩ và sự phát triển của dịch vụ trước năm
1954. Từ năm 1954 đến năm 1986, là sự phát triển của kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể, được quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Từ năm 1986 đến 2008,
đặc biệt giai đoạn 2008 đến nay, kinh tế Hà Đông chuyển dịch theo cơ chế thị trường
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế (theo giá trị gia tăng) của thành phố có bước
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng trong công nghiệp - xây dựng và thương
14 địa chí hà đông