Page 12 - Địa chí Hà Đông
P. 12

LỜI NÓI ĐẦU



                             - Quan điểm địa lịch sử: Các sự kiện, nhân vật, các ngành, các lĩnh vực được
                          phân tích, nghiên cứu, biên soạn gắn với từng địa danh, địa giới, với từng giai

                          đoạn phát triển cụ thể. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã sử dụng song
                          song cả hai phương pháp trình bày là “bổ dọc” theo thời gian hoặc “bổ ngang”
                          theo vấn đề. Nhưng trong cách thức “bổ ngang”, Ban Biên soạn vẫn sắp xếp các

                          nội dung, sự kiện, nhân vật theo trình tự, lôgic thời gian, cái có trước trình bày
                          trước, cái có sau trình bày sau.
                             - Quan điểm toàn diện: Thể hiện trong việc phản ánh sinh động, chân thực
                          nhiều nội dung về địa lý, con người, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,...
                          của Hà Đông. Ngoài ra, ngay trong việc phản ánh nội dung của từng lĩnh vực

                          cụ thể, Ban Biên soạn cũng đặt trong tổng thể sự tương tác đa chiều với các vấn
                          đề khác. Ví dụ khi nghiên cứu về kinh tế, Ban Biên soạn cũng đặt nó trong mối
                          quan hệ, tác động với các yếu tố xã hội, văn hoá, thiên nhiên, con người,...
                              2. Về giới hạn thời gian, không gian nghiên cứu

                             Dù địa danh và địa giới hành chính Hà Đông mới xuất hiện cách đây trên
                          một thế kỷ, nhưng cuốn “Địa chí Hà Đông” phản ánh toàn diện về địa lý, con
                          người, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,... diễn ra trên vùng đất này từ
                          thời tiền sử và dựng nước đến nay. Dĩ nhiên, mốc thời gian từ khi tỉnh lỵ tỉnh Hà

                          Nội được chuyển về Cầu Đơ (1896) đến năm 2018 (năm hoàn thành bản thảo
                          lần thứ nhất của cuốn sách), nhất là giai đoạn từ tháng 5-2009, khi Hà Đông trở
                          thành một quận của thành phố Hà Nội sẽ được thể hiện đậm nét nhất.

                             Về không gian, địa bàn Hà Đông hiện nay sẽ là không gian chủ đạo. Theo
                          đó, dù cuốn sách trình bày về Hà Đông với tư cách là một đơn vị hành chính
                          cụ thể với những thay đổi theo thời gian nhưng những địa bàn mới nhập về Hà
                          Đông vẫn được nghiên cứu, phản ánh trong cuốn sách này cả ở những thời kỳ
                          trước đó. Một số địa bàn đã có thời gian thuộc Hà Đông nhưng nay thuộc đơn vị

                          hành chính khác cũng không nằm ngoài không gian nghiên cứu trong thời gian
                          thuộc Hà Đông.
                              3. Một số thuận lợi, khó khăn

                             Trong quá trình sưu tầm, biên soạn “Địa chí Hà Đông”, Ban Biên soạn đã
                          nhận được sự chỉ đạo, động viên kịp thời của Ban Thường vụ Quận ủy, Thường
                          trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông; sự phối hợp, giúp
                          đỡ tích cực của các cơ quan, đơn vị của Quận, mà nòng cốt là Ban Tuyên giáo
                          quận Hà Đông; sự góp ý chân thành và trách nhiệm của các chuyên gia, nhà

                          khoa học ở Trung ương, lãnh đạo quận và các phòng, ban, ngành, đoàn thể của



              12        địa chí hà đông
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17